Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM GEOMETER'S SKETCHPAD (GSP)


·        Phần mềm GSP có những ưu điểm nổi bật mà các phần mềm khác không có như:

+ Nhỏ gọn, dễ cài đặt, không yêu cầu máy có cấu hình mạnh. Có thể sao chép tập tin, thực thi là chạy được ngay mà không cần cài đặt. Điều này rất có lợi, bạn chỉ cần lưu nó vào USB và sau đó có thể chạy trên bất cứ nơi đâu.
+ Các đối tượng hình mà GSP vẽ rất mịn và đẹp.
+Chuyển động và tạo vết của một điểm khi kích hoạt chức năng chuyển động rất tự nhiên.

·     Dùng phần mềm GSP trong dạy – học có các tác dụng rất tốt trong việc ứng   dụng  công   nghệ   thông  tin   và   có   những   hiệu   quả   sau   :

a.  Dùng GSP để thể hiện khái niệm hoặc ý tưởng mới trong toán học.
b.  Dùng GSP để khám phá sâu hơn khái niệm hoặc khám phá ở những góc độ khác nhau của khái niệm.
c.    Từng bước hướng dẫn để giúp học sinh xây dựng các cấu trúc và hiểu được mối liên hệ giữa các thành phần.
d.  Học sinh dùng hình để trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập hoặc trên máy tính.
e.   Giáo viên sử dụng các hình để dẫn dắt thảo luận trong quá trình dạy học.
g.   Học sinh thao tác trên hình để hình thành tri thức.
h.  Học sinh làm việc để tạo những đối tượng mới trên hình theo yêu cầu của giáo viên và phản hồi với giáo viên trong quá trình dạy học.
i.   Học sinh sử dụng GSP để giải quyết các bài tập có tính tư duy cao.
l.   Sử dụng GSP để kiểm tra các giả thiết đặt ra hoặc kiểm chứng kết quả nào đó.
m.  Cung cấp hình toán học trực quan và sinh động hơn.
n.   Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài giảng vì đây là hình hình học động rất mới đối với học sinh phổ thông.
-   Thanh menu chứa 10 nhóm lệnh: tệp, hiệu chỉnh, hiển thị, dựng hình, biến hình, phép đo, số, đồ thị, cửa sổ, trợ giúp. Trong đó có các lệnh cho phép người dùng dựng các đối tượng có quan hệ với nhau như dựng giao điểm, đường vuông góc, đường tròn, tìm khoảng cách, tìm giao điểm…
-   Với phần mềm GSP để có được các trang hình ba chiều ta xây dựng một hệ trục tọa độ Đề-các ba chiều quay được trong không gian. Dựa vào hệ trục này các đối tượng hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng ,… được dựng thông qua tọa độ, phương trình, hệ phương trình xác định chúng.
-   Khi quay hệ trục thì các đối tượng được dựng trên hệ trục sẽ quay theo, vì vậy ta có thể quan sát các đối tượng, mối quan hệ giữa chúng trong không gian ba chiều dưới nhiều góc độ khác nhau.

-   Ngoài các công cụ có sẵn trong chương trình, một số công cụ khác được thiết kế hỗ trợ việc dựng hình trong không gian được thuận lợi hơn.Các công cụ này có thể tải về từ nhiều nguồn khác nhau.




Địa chỉ tải phần mềm:

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType


Bài viết này sẽ giới thiệu một số kỹ năng nâng cao giúp gõ công thức Toán trong MathType 6.0nhanh hơn. Nếu bạn chưa biết MathType là gì thì chỉ cần đọc xong bài viết này bạn sẽ có thể gõ được đại đa số các công thức mà bạn muốn. Nhưng nếu bạn đã biết sơ qua MathType rồi thì cũng nên đọc vì nó rất có giá trị tham khảo.
Mathtype
Đầu tiên là quá trình cài đặt. Ở đây chúng ta sẽ xét phần mềm Mathtype 6.0. Mình khuyên mọi người nên cài bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office trước. Mathtype dùng cho Word, Excel và PowerPoint trong bộ office
Sau đó chúng ta sẽ cài Mathtype. Quá trình cài Mathtype và hướng dẫn sơ bộ cũng có trong đấy luôn. Tuy nhiên bạn đọc tiếp sẽ thấy dễ hiểu hơn nhiều so với các tài liệu khác.
Vì Mathtype là phần mềm thương mại nên nếu bạn mua bản quyền (Khoảng vài chục $) thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn xài đồ chui thì lúc bật Mathtype bạn nên tắt mạng Internet, vì nếu bật thì Mathtype sẽ bị quét key và trở thành bản dùng thử với rất ít tính năng. Nếu bạn bị quét key thì cũng chẳng sao, hãy vào Menu > Help > Unlock/Register mathtype để mở lại hết các chức năng.

Giờ chúng ta sẽ bắt đầu tập gõ, hãy thử gõ công thức sau:
cong thức toán học
Nếu bạn mới gõ chắc chắn bạn sẽ gõ như thế này:
- Vào Mathtype:
- Gõ đến Phân số: bạn sẽ ấn vào nút này để mở chức năng phân số và làm tương tự cho đến hết các phân số:
Đó là cách ân dùng chuột và rất mất thời gian nếu gặp 1 công thức dài. Còn nếu giở Help ra đọc thì bạn cũng sẽ rối cả mắt vì toàn tiếng Anh, tìm cũng khá lâu, mà có tìm thấy thì lại nhiều phím tắt quá cũng khiến bạn choáng ngợp.
Vậy cách gõ thế nào mới là tốt? Bạn nhận thấy là Mathtype có rất nhiều công thức, tuy nhiên từng bài toán cụ thể bạn chỉ dùng 1 lượng công thức nhất định. Ở ví dụ trên cụ thể bạn chỉ mới cần gõ phân số là khó mà thôi. Để gõ nhanh bạn để hờ chuột vào ký hiệu phân số bạn sẽ thấy có phím tắt ghi ở dưới:
nó ghi là Ctrl+F, có nghĩa là bạn ấn Ctrl+F thì nó sẽ ra luôn ký hiệu phân số. Đó chính là cách gõ nhanh. Nghĩa là bạn cần công thức gì thì đưa chuột vào công thức đấy và phím tắt sẽ hiện ra ở dưới, bạn ấn phím tắt ra công thức rồi điền số vào thôi.

1 ví dụ nữa là dấu ngoặc nhọn } ta thấy phím tắt của dấu ngoặc này như là Ctrl T, . Như vậy để gõ được ta phải gõ là Ctrl T, Shift ]
Vậy nếu bạn quen gõ TEX, giờ bạn muốn gõ TEX trên Mathtype thì sao? vậy bạn chỉnh Mathtype như sau:
1. Vào Preferences/Workspace Preferences
2. Bạn tích vào ô Allow TEX Language entry from the keyboard rồi ấn OK
Rồi gõ TEX, gõ xong ấn Enter bạn sẽ thấy công thức TEX chuyển thành hình ảnh
Cách gõ này rất thích hợp với ai muốn trình chiếu trên PowerPoint mà quen gõ TEX vì Mathtype hỗ trợ cho PowerPoint rất tốt.

Vậy thế nếu ký tự mà bạn cần không có phím tắt trong bảng chọn Mathtype thì sao? Ví dụ như trong công thức trên thì ký tự Delta  lại không có phím tắt. Vậy ta phải đặt phím tắt cho nó. Bạn vàoEdit/Insert Symbol
Rồi bạn chọn ký tự Delta tại ô số 1, tiếp theo ở mục 2, bạn ấn phím tắt vào ô đấy (Mình chọn phím tắt của Delta là Ctrl+Shift+D, bạn có thể đặt theo ý bạn tùy thích. Cuối cùng là ấn vào nút 3,Assign.
Vậy là phím tắt của Delta trong Mathtype giờ đây là Ctrl+Shift+D, và bạn ấn phím tắt là ra Delta ngay.
Vậy tóm lại cách dùng cơ bản của Mathtype là như thế nào? cơ bản gồm các bước sau:
  1. Mở Microsoft Word
  2. Ấn phím tắt Ctrl+Alt+Q để mở Mathtype lên
  3. Gõ công thức bằng các phím tắt như đã trình bày ở trên.
  4. Sau khi gõ xong ấn Ctrl+F4 để đưa công thức vào Microsoft Word.





Ưu và nhược của Mathtype:
Ưu điểm:
  1. Gõ nhanh và dễ nhớ hơn TEX, Mathtype có thể thành 1 công cụ tra cứu TEX.
  2. Hỗ trợ tốt cho bộ Microsoft Office, giúp cho bài viết đẹp hơn với hiệu ứng của Microsoft Office + hiệu ứng màu sắc, font chữ của Mathtype.
  3. Dễ dùng, tạo cảm giác thân thiện nhanh với người học.
  4. Giao diện đồ họa giúp chỉnh sửa dễ dàng.
  5. Nếu bạn muốn trình bày báo cáo bằng Slide PowerPoint thì đây có lẽ là lựa chọn số 1.
Nhược điểm:
  1. Với những người gõ TEX lâu năm, có lẽ bạn sẽ cảm thấy Mathtype gõ chậm hơn.
  2. Dung lượng file văn bản gõ bằng Mathtype sẽ tăng lên rất nhanh, do các ký hiệu ở dạng ảnh. (1 bài viết khoảng 40 trang mà nhiều công thức chắc cũng gần 10MB)
  3. Vì vấn đề dung lượng nên Mathtype chỉ thích hợp với báo cáo slideshow hoặc những bài viết ngắn với số lượng công thức không quá nhiều.
  4. Nếu bạn viết 1 bài dài (Khoảng >20 trang với nhiều công thức) bằng Mathtype, bạn nên cắt nó ra thành nhiều file word nhỏ.
  5. Chính vì lý do dung lượng nên các nhà xuất bản, các tạp chí trong và ngoài nước sẽ không đồng ý nếu bạn nộp bản thảo toán học bằng Mathtype.
Cái gì cũng có ưu và nhược của riêng nó. Nếu cân nhắc chọn đúng thì MathType vẫn là 1 phần mềm gõ công thức toán tốt nhất dành cho bạn. Chúc bạn thành công với MathType.
(Theo Thuvienvatly.com)

Hướng dẫn cài đặt MathType

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Phân phối chương trình Toán THPT


Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Kết quả chấm đề cương NCKH

KẾT QUẢ CHẤM ĐỀ CƯƠNG NCKH
LỚP CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TOÁN K13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tên đề tài
Người thực hiện
Điểm
Nhận xét
01
Lý thuyết chia hết trên tập hợp các số nguyên và ứng dụng dạy học chương I Toán 6.
Lê Thị Thu Sương
Phạm Thị Xuân Quyên
8
Thiếu mã số đề tài, Cần nếu rõ hơn phần ứng dụng.
02
Lý thuyết chia hết trên tập hợp các số nguyên và ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương I Toán 6
Lê Vi
Nguyễn Thị Phúc

6
Thiếu bìa, không ghi mã đề tài, phần nội dung quá sơ sài (cần chia thành 2 phần: cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu)
03
Nghiên cứu về tập hợp các số nguyên và ứng dụng dạy học chương II – Toán 6
Lê Thị Hằng(110)
Hường Thị Thu

7
Thiếu bìa, mã số đề tài, cần trình bày phân nội dung rõ hơn (gồm 2 phần: cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu)
04
Nghiên cứu về tập hợp các số nguyên và ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương II – Toán 6.
Nguyễn Thị Bé Ánh

Dương Thị Thu Thảo
9
Nội dung tốt, thiếu bìa, mã số đềtài,
05
Nghiên cứu về tập hợp các số hữu tỷ và ứng dụng dạy học chương III – Toán 6.
Châu Thị Tý

Võ Thị Tươi
9
Thiếu mã số đề tài
06
Nghiên cứu về tập hợp các số hữu tỷ và ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương III – Toán 6
Hồ Thị Thu Hà
Trần Thị Nhật Trình

6
Thiếu mã số đề tài, nêu rõ hơn phần nội dung, thiếu kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo.
07
Các phép toán trên tập hợp các số hữu tỷ và ứng dụng dạy học chương I – Toán 7
Đoàn Thị Kim Thuý
Bùi Thị Thuý Hậu

8
Nội dung cần ghi rõ hơn (gồm 2 phần: cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu)
08
Các phép toán trên tập hợp các số hữu tỷ và ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương I – Đại số 7
Phạm Hoàng Dung
Phạm Thị Hải Trâm

9
Thiếu mã số
09
Đại lượng tỉ lệ thuận – Đại lượng tỷ lệ nghịch trong việc ứng dụng dạy học và xây dựng hệ thống bài tập liên quan ở chương II – Đại số 7
Trịnh Huỳnh Hoàng Thuỷ
Nguyễn Thị Diệu Linh

6
Thiếu bìa, phần nội dung quá sơ sài, thiếu kết luận,kiến nghị và tTLTK
10
Biểu thức đại số và việc ứng dụng dạy học chương VI – Đại số 7
Võ Thị Ngọc Diễm
Bùi Thị Thuý Hằng

7
Đề cương chi tiết chỉ trình bày những dự kiến thực hiện của tác giả trong việc thực hiện đề tài nên chỉ giới thiệu chứkhông nếu ra định nghĩa, định lý, ví dụ ...
11
Biểu thức đại số và việc ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương VI – Đại số 7
Trần Văn Triều
Trần Đình Trọng

6
Thiếu bìa, mã số, đánh số tiêu đề chưa đúng, phần nội dung đề tài cần chia thành 2 phần (cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu), thiếu kiến nghị, tài liệu tham khảo
12
Tam giác bằng nhau - ứng dụng vào việc dạy học và xây dựng hệ thống bài tập Chương II – Hình học 7
Nguyễn Công Quảng
Nguyễn Văn Hưng

5
Làm lại
13
Định lý Cê-va và việc ứng dụng tính chất đồng quy của các đường trung tuyến, đường cao, phân giác, trung trực trong tam giác và việc dạy học chương III – Hình học 7
Nguyễn Thị Cẩm Ly
Nguyễn Đình Vũ

7
Thiếu bìa, mã số, phần nội dung cần ghi rõ hơn (gồm cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu)
14
Xây dựng hệ thống bài tập chương III – Hình học 7.
Đặng Minh Đức
 Võ Tiến Đức

8
Nộp trể, không ghi mã số đề tài.
15
Biểu thức đại số và ứng dụng dạy học chương I – Đại số 8.
Võ Ngọc Hoàng Sanh

Trương Công Phương
7
Ghi không đúng tên đề tài, thiếu mã số đề tài, Phần nội dung cần chia thành 2 phần (cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu),… thiếu phần kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo
16
Biểu thức đại số và ứng dụng xây dựng hệ thống bài tập chương I – Đại số 8
Hồ Thanh Hão


8
Thiếu trang bìa, mã số đề tài, cần trình bày rõ hơn phần kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo.
17
Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng vào việc giảng dạy, xây dựng hệ thống bài tập liên quan đối với chương I – Đại số 8.
Trương Thị Công
 Lê Thị Hằng(111)

8
Đề cương soạn tốt
18
Phân thức đại số - Ứng dụng dạy học và xây dựng hệ thống bài tập chương II – Đại số 8.
Dương Thị Ngọc Châu

Lê Thị Diệu
8
Thiếu bìa, mã số đề tài
19
Phương trình - Ứng dụng vào việc dạy học và xây dựng hệ thống bài tập chương III – Đại số 8.
Nguyễn Thị Thảo
Đặng Thị Điểm

9
Thiếu mã số đề tài, thiếu kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo.
20
Bất phương trình - Ứng dụng vào việc dạy học và xây dựng hệ thống bài tập chương IV – Đại số 8.
Võ Thị Kim Thuý
Nguyễn Thị Thu Thảo

8
Thiếu bìa, không ghi tên người thực hiện, mã đề tài, phần nội dung cần chia thành 2 phần: cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu
21
ĐỊnh lý Talet và tam giác đồng dạng - ứng dụng dạy học và hệ thống bài tập chương II – Hình học 8.
Phan Thị Phúc
Nguyễn Thị Vui

7
Thiếu bìa, mã số, Trình bày sơ sài
22
Hàm số - Đồ thị hàm số,  ứng dụng dạy học và xây dựng hệ thống bài tập chương IV – Đại số 9.
Lê Thị Nguyên
Trần Thị Thu Thuỷ

8
Thiếu bìa, mã số đềtài,
23
Tứ giác nội tiếp - ứng dụng dạy học và xây dựng hệ thống bài tập chương III – Hình học 9
Nguyễn Thị Liều
Lê Thị Ni

8
Thiếu bìa, mã số, phần nội dung cần ghi chi tiêt hơn, thiếu kiến nghị, TLTK.