Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Các nhà toán học


 

NHÀ TOÁN HỌC DESCARTES



 Réné Descartes chào đời tại La Haye thuộc tỉnh Touraine nước Pháp, ngày 31 tháng 3 năm 1596 trong một gia đình quý tộc. Cậu Réné này là con thứ ba của ông Joachim Descartes, cố vấn Nghị Viện Rennes và bà Jeanne Brochard.

1/  Thuở thiếu thời.

         Cậu trải qua thời thơ ấu mà không có đủ tình thương của mẹ vì vào năm cậu lên một tuổi, mẹ cậu qua đời. Ông Joachim giao cậu cho người vú nuôi dưỡng nên về sau, Descartes vẫn còn quý mến người mẹ nuôi này. Mẹ cậu đã chết vì bệnh phổi nên cậu Réné cũng hay ho khan và làn da xanh lợt của cậu khiến cho các y sĩ đoán rằng cậu cũng chẳng sống lâu.

   Năm 1600, ông Joachim kết hôn với cô Morin và có thêm với bà vợ này 4 người con, nhưng trong số 7 đứa trẻ, ông nhận thấy chỉ có Descartes là thông minh nhất. Tuy nhiên tính tình của cậu trai này lại không hợp với ông và ông thường phàn nàn về bản tính ương ương gàn gàn của cậu. Ông lại bông đùa mà gọi cậu Réné là "triết gia" và không ngờ rằng sau này, tư tưởng của cậu sẽ khởi đầu một ngành triết học mới.
   Vì không thường sống chung trong gia đình nên cậu Réné bị mọi người quên lãng, cha cậu gần như không thừa nhận đứa con thiệt thòi này còn các anh em khác lại hay dèm pha và tỏ ra không có cảm tình với cậu. Vào thời còn niên thiếu mà đã gặp phải nhiều cay đắng nên về sau, Descartes đã các người thân yêu mà không hối tiếc. Hoàn cảnh này phải chăng đã khiến cho Descartes trở nên một người sống cô đơn và đau lẩn trốn khổ.

           Năm lên 8 tuổi, Descartes được theo học trường La Flèche do các cha Dòng Tên đảm nhiệm. Trường học này được Vua Henri IV lập ra, mục đích để dạy dỗ con cháu các gia đình quý tộc. Từ khi ngồi vào ghế nhà trường, Descartes đã tỏ ra là một học sinh gương mẫu. Cậu được học về Văn Chương, Vật Lý, Luận Lý, Siêu Hình v.v. Tất cả các môn học này đều khó hiểu vì chứa đựng nhiều học thuyết tối nghĩa và nhiều tư tưởng cao siêu. Muốn hiểu thấu tất cả, người học sinh phải có một trí thông minh đáng kể. Hơn nữa, phương pháp giáo dục lại cổ hủ vì chỉ gồm các cuộc tranh luận về những bài trích giảng từ các tác phẩm của Aristotle. Các học sinh tranh luận với nhau bất kể nơi nào, lúc nào: ở trong lớp, khi đi dạo, vào giờ ra chơi... Vì cách giảng dạy này, Descartes đã yêu thích môn Toán Học hơn các môn học khác. Tại trường Dòng Tên, có vài vị tu sĩ đã là môn đệ về Toán Học của Clavius và Stifel là các nhà toán học danh tiếng thời đó. Nhưng ngành Toán Học vào thời kỳ này hãy còn sơ sai và chỉ được áp dụng vào vài kỹ thuật đơn giản. Triết Học là môn học chính của nhà trường nên chỉ có một số ít học sinh theo đuổi môn Toán Học. Descartes học hành rất tiến bộ về cả hai môn Toán Học và Triết Học khiến cho các cha Dòng Tên hết sức khen ngợi.

        Khi còn niên thiếu, Descartes đã tỏ ra là người hiếu học, ưa suy tưởng. Thể chất của cậu rất yếu đuối, cậu không làm việc được nhiều mà phải nằm nghỉ, nhưng nhờ ưu điểm là học hành xuất sắc, các cha Dòng Tên đã miễn cho cậu không phải làm các công việc phụ. Cậu được phép tỉnh dậy muộn vào buổi sáng trong khi các bạn khác phải thức dậy đúng giờ và làm việc cực nhọc hơn.

         Sự dậy muộn đã khiến cho Descartes khỏe mạnh hơn nhưng điều có lợi nhất đối với cậu là cậu có đủ thời giờ xây dựng một phương pháp suy tưởng. Khi cậu bừng tỉnh, mặt trời đã lên cao, phòng ngủ trong tu viện yên lặng như tờ vì các bạn khác đã ra đi từ sớm. Chính tại nơi cô tịch, cậu Réné đã suy nghĩ lan man đến mọi sự vật, cậu đã đặt câu hỏi, suy luận rồi tự trả lời, tất cả các điều thắc mắc về sự vật đã diễn ra trong khối óc của cậu bé mảnh mai này. Trường hợp sức khỏe mỏng manh của Descartes làm nhiều người liên tưởng tới thể chất của Newton, của Pascal và nhiều nhà bác học khác và người ta tự hỏi phải chăng ở trong cái cơ thể mảnh mai đó, khả năng tư tưởng của con người đã được phát triển hơn?

2/ Thời kỳ trưởng thành.

 
  Năm 1614, Descartes rời trường La Flèche lên sống tại thành phố Paris. Khi đó chàng thanh niên 18 tuổi này đã thông thạo tiếng La Tinh và Toán Học nhưng chàng không khỏi cảm thấy mình còn nhiều nhầm lẫn và nghi ngờ về các điều học hỏi. Vài tháng sau, Descartes đến ghi tên vào Đại Học Luật Khoa tại Poitiers và đậu ra với văn bằng Cử Nhân. Sự học Luật đã không mang lại cho chàng thanh niên này nhiều hứng thú vì Triết Học vẫn là môn học chàng ưa thích. Chàng cho rằng các cuộc du lịch sẽ giúp chàng gặp gỡ được các nhân vật danh tiếng để học hỏi thêm và cũng là dịp bổ túc về hiểu biết Triết Lý. Descartes đã tìm lối thoát bằng cách ghi tên vào quân đội. Đây quả là một lối du lịch đặc biệt chỉ có vào thế kỷ 17 và chỉ hợp với hoàn cảnh của chàng thanh niên đầy nghị lực này.

Năm 1616, Descartes gia nhập quân đội của Hoàng Tử Maurice de Nassau để chống nhau với quân đội cơ đốc của Tây Ban Nha. Hòa bình vãn hồi, Descartes tới Breda nước Hòa Lan, ghi tên vào Hàn Lâm Viện Quân Sự. Tại nơi này, chàng lãnh hội thêm được các hiểu biết mới mẻ về Toán Học.

Descartes thăm viếng xứ Hòa Lan xong, trở về nước Pháp vào năm 1622 rồi sang Thụy Sĩ và Ý Đại Lợi. Vào thời gian này, nhà đại bác học Galilei mới đề cập tới một môn phái mới của Triết Học : ngành Triết Học Thực Nghiệm. Các thí nghiệm và lý thuyết của Galilei đã khiến cho ông trở thành một nhân vật danh tiếng trong giới Khoa Học nhưng Descartes khi sang nước Ý lại không được nghe danh và gặp gỡ nhà đại bác học này.

3/ Thời kỳ nghiên cứu Khoa Học.

       
Trở về nước Pháp, Descartes dự tính sống tại quê nhà nhưng Paris không phải là nơi ông có thể làm việc hữu hiệu bởi vì nơi này quá náo nhiệt và trong các buổi bàn luận về các vấn đề khoa học, không khỏi có các điều bắt buộc. Cho nên sau một thời gian ngắn, ông quyết định đi tìm một nơi yên tĩnh để suy tưởng và nghiên cứu các vấn đề Triết Học. Vốn bản tính ưa thích cảnh cô đơn và cuộc sống ẩn dật, xa lánh các đô thị náo nhiệt, ông cho rằng chỉ có xứ Hòa Lan là thích hợp với tâm hồn của ông. Vì vậy Descartes bán một phần gia sản và sang xứ sở đó vào năm 1629.

         Năm 1633, Descartes viết xong cuốn "Khảo Sát về Hệ Thống Thế Giới" (Traité du Système du Monde) nhưng ông đã bỏ đi khi được tin nhà đại bác học Galilei bị kết án vì phổ biến các tư tưởng mới lạ về Thái Dương Hệ. Phải chăng Descartes cũng e sợ phạm vào các điều cấm đoán đương thời?

         Năm 1644, Descartes lại cho xuất bản cuốn "Nguyên Lý Triết Học" (Principia Philosophiae) viết bằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ khoa học đương thời. Cuốn sách này chia làm 4 phần : phần thứ nhất đề cập tới các vấn đề Siêu Hình, trình bày các nguyên tắc của sự hiểu biết của con người. Sang phần sau, Descartes đã dùng không gian, thời gian, trạng thái động và tĩnh để cắt nghĩa về thành phần cấu tạo của sự vật. Phần thứ ba và thứ tư dành cho lý thuyết về Vũ Trụ. Theo ông, trong Vũ Trụ có các cơn lốc do các vật chất rất tế nhị cấu tạo nên. Mặt trời và các vì sao là các trung tâm của các cơn lốc này.

        Vào một buổi sáng ngày cuối tháng giêng năm 1650, Descartes tới cung điện của Nữ Hoàng và bị cảm lạnh. Vài ngày sau, chứng sưng phổi đã hành hạ ông và Descartes từ trần ngày 11 tháng 2 năm đó, thọ 54 tuổi. Réné Descartes đã sống trong cảnh độc thân và cô quạnh nhưng trí tuệ của ông lúc nào cũng say đắm trong sự tìm hiểu. Ông là người không màng danh lợi nhưng danh vọng đã đến với ông trong nhiều thế kỷ. Cách áp dụng môn Đại Số vào Hình Học của ông trong tác phẩm "Hình Học" (Geometry, 1637) đã mở đầu cho môn "Hình Học Giải Tích" và các cách suy luận về Phương Pháp (methodology) và về Triết Học (philosophy) trong tác phẩm "Phương Pháp Luận" đã là những tư tưởng mới lạ, chính xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn

         Năm 1667, nhờ sự can thiệp của vị Đại Sứ Pháp, di hài của Descartes được mang về chôn cất trọng thể tại nhà thờ Sainte Genèvière du Mont. Đến năm 1799, theo lệnh của chính phủ Pháp, nắm xương tàn của nhà đại bác học Descartes được đặt tại Viện Bảo Tàng Các Danh Nhân Pháp (Musée des Monuments Français) là nơi dành riêng cho các nhân vật đã mang lại Vinh Quang cho nước Pháp. Cuối cùng vào năm 1819, Thánh Đường Saint Germain des Prés mới là nơi an nghỉ vĩnh viễn của vị thiên tài bất hủ.

          
Réné Descartes đã sống trong cảnh độc thân và cô quạnh nhưng trí tuệ của ông lúc nào cũng say đắm trong sự tìm hiểu. Ông là người không màng danh lợi nhưng danh vọng đã đến với ông trong nhiều thế kỷ. Cách áp dụng môn Đại Số vào Hình Học của ông trong tác phẩm "Hình Học" (Geometry, 1637) đã mở đầu cho môn "Hình Học Giải Tích" và các cách suy luận về Phương Pháp (methodology) và về Triết Học (philosophy) trong tác phẩm "Phương Pháp Luận" đã là những tư tưởng mới lạ, chính xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

KẾT QUẢ ĐIỂM THỰC TẬP SƯ PHẠM 2 SINH VIÊN ĐẠI HỌC K09 Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Huệ

         UBND TỈNH QUẢNG NAM
               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
                Độc lập- Tự do - Hạnh phúc


KẾT QUẢ ĐIỂM THỰC TẬP SƯ PHẠM 2 SINH VIÊN ĐẠI HỌC K09


Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Huệ


Trưởng đoàn: Trần Anh Dũng

TT
HỌ VÀ TÊN
Ngành
Điểm học phần
Xếp loại

BCTH(1)
TCKL(1)
CNL(2)
GD(3)
TBC

1
Thái Văn
Hạ
 Vật lý
9
10
9
9.1
9
Xuất sắc

2
Nguyễn Thị Linh
Huệ
 Vật lý
9.5
10
9.5
9
9
Xuất sắc

3
Nguyễn Thị Lệ
Huyền
 Vật lý
8.5
8
9
8.8
9
Xuất sắc

4
Ngô Xuân
Thọ
 Vật lý
9
10
9
9
9
Xuất sắc

5
Nguyễn Tiến
Tín
 Vật lý
9
9.5
9
8.9
9
Xuất sắc

6
Võ Thị Thùy
Trang
 Vật lý
9
9
8.8
8.5
9
Xuất sắc

7
Trương Thị
Ân
Toán
9.5
10
9.5
8.7
9
Xuất sắc

8
Pơloong
Crênh
Toán
9.5
10
9
8.1
9
Xuất sắc

9
Lê Thị
Nghĩa
Toán
9.5
9.5
9
8.6
9
Xuất sắc

10
Lê Thị Quỳnh
Oanh
Toán
10
10
9.7
9.4
10
Xuất sắc

11
Phạm Thị Minh
Thư
Toán
9.5
9
9
8.8
9
Xuất sắc

12
Nguyễn Khánh
Vương
Toán
9
9
9.2
8.4
9
Xuất sắc

13
Trịnh Bùi Liên
Toán
8.5
8
9.5
8.6
9
Xuất sắc

14
Võ Thị Thu
 Sinh-KTNN
7.5
9
8.5
9.1
9
Xuất sắc

15
Đỗ Phương
Thảo
 Sinh-KTNN
9.5
8.5
7.7
8.8
9
Xuất sắc

16
Phạm Ngọc
Tín
 Sinh-KTNN
9.6
10
9.7
9.3
10
Xuất sắc

17
Nguyễn Thị
Tứ
 Sinh-KTNN
9
9.5
9
9
9
Xuất sắc

18
Lê Thị
ái
 Ngữ Văn
8
9.5
8.5
8.5
9
Xuất sắc

19
Đặng Thị
Cẩm
 Ngữ Văn
9.5
10
9
8
9
Xuất sắc

20
Ung Thị
Dung
 Ngữ Văn
9.5
9
9.7
8.2
9
Xuất sắc

21
Nguyễn Thị
Đương
 Ngữ Văn
9
9
8.7
8.6
9
Xuất sắc

22
Phạm Thị
Thắm
 Ngữ Văn
8.5
9.5
8.8
8.5
9
Xuất sắc

23
Nguyễn Thị Thu
Trang
 Ngữ Văn
10
10
9
8.5
9
Xuất sắc

24
Nguyễn Thị Hiển
Vi
 Ngữ Văn
9
9
8.8
8
9
Xuất sắc

Danh sách này có 24 sinh viên./.












Quảng Nam, ngày 24  tháng 3  năm 2013







HIỆU TRƯỞNG